Suy nhược thần kinh có phải là bệnh nguy hiểm cho con người không?
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Suy nhược thần kinh có phải là bệnh nguy hiểm cho con người không?

5 phút, 30 giây để đọc.

Suy nhược thần kinh có phải là căn bệnh nguy hiểm của con người hay không? Suy nhược thần kinh là căn bệnh gồm có các triệu chứng như bệnh tim đó là: mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi…. Tuy nhiên khi đem đi thăm khám thì không tìm thấy bất cứ một tổn thương thực thể nào trong cơ thể. Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh thuộc nhóm bị rối loạn thần kinh chức năng và có liên quan mật thiết, thậm chí được xem là triệu chứng của biểu hiện lo âu và trầm cảm nặng. Cùng thitruongthegioi tìm hiểu về chủ đề này nhé.

Khái niệm về bệnh suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Căn bệnh này để lại hậu quả như thế nào? Có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi bệnh suy nhược thần kinh ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở bộ phận người lao động trí óc.

Thống kê cho thấy, bệnh suy nhược thần kinh có xu hướng ngày càng gia tăng; ở nhiều nước trên thế giới, chiếm từ 5-10% dân số mắc bệnh. Ở Việt Nam, tỉ lệ này là 3-4% và được xem là căn bệnh mang tính toàn cầu.

Suy nhược thần kinh được hiểu là tình trạng rối loạn chức năng của bộ phận vỏ não và một số trung khu dưới não; do tế bào não phải làm việc với công suất cao, quá căng thẳng; từ đó sinh ra sự quá tải. Bệnh suy nhược thần kinh thường xảy ra ở người lao động trí óc nhiều hơn người lao động chân tay; ở nam nhiều hơn nữ và tập trung ở độ tuổi từ 20-45.

Bệnh suy nhược thần kinh là gì?

Nguyên nhân của căn bệnh suy nhược thần kinh

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng; hội chứng suy nhược thần kinh chính là tập hợp những triệu chứng thực thể của bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm. Như vậy, nguyên nhân của suy nhược thần kinh; chính là vấn đề thuộc về tâm thần chứ không phải thần kinh hay bệnh thực thể.

Suy nhược thần kinh là một chứng bệnh phổ biến; mà nhiều người gọi đó là căn bệnh của xã hội hiện đại; do con người ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực; để đáp ứng những yêu cầu cuộc sống. Những yếu tố có thể thúc đẩy suy nhược thần kinh bao gồm:

Stress kéo dài: cường độ làm việc cao, vấn đề kinh tế, con cái…có thể gây ra tình trạng stress kéo dài và dẫn tới rối loạn lo âu, trầm cảm.
Những biến cố trong cuộc sống như mất người thân, hôn nhân đổ vỡ, phá sản, mất việc làm…
Bệnh lý mạn tính: tiểu đường, viêm gan, ung thư…
Sử dụng các chất kích thích

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm với sức khỏe không?

Theo chia sẻ của các chuyên gia tâm lý; bệnh suy nhược thần kinh không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Thế nhưng, nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời; sẽ có những hậu quả nguy hiểm mà người bệnh không thể lường trước. Dưới đây là những hệ lụy khôn lường khi bị suy nhược thần kinh mọi người cần phải nắm rõ:

Thể trạng và sức khỏe ảnh hưởng ra sao?

Một số ảnh hưởng dễ nhận biết đối với người bị suy nhược thần kinh; đó là: cơ thể mệt mỏi, khí sắc trầm uất, thiếu sức sống, suy giảm trí nhớ, hoa mắt chóng mặt, rối loạn bài tiết, rối loạn tiêu hoá,…

Tim mạch gặp những vấn đề gì?

Khi hệ thần kinh gặp vấn đề dẫn đến suy nhược thần kinh; sẽ tác động lên hệ thần kinh giao cảm và hệ tim mạch. Theo đó, các chức năng của tim mạch cũng bị ảnh hưởng khiến người bệnh có thể bị kích thích tuyến mồ hôi; đánh trống ngực, co mạch, tăng huyết áp,…

Cùng với đó là một số biểu hiện như: thở nông, thở gấp và dồn dập, khó thở, tức ngực; tăng tiết dịch, tăng co thắt, rối loạn nhịp tim, đau nhói vùng tim,… Đối với người có tiền sử bệnh tim lại càng nguy hiểm. Còn đối với người không có tiền sử bệnh tim, khi gặp các triệu chứng này; mặc dù đi thăm khám nhưng lại không phát hiện bệnh lý bất thường nào về tim mạch; sẽ khiến cho bệnh nhân càng thêm lo lắng. Từ đó khiến tình trạng bệnh suy nhược thần kinh càng thêm nặng.

Rối loạn giấc ngủ trầm trọng là triệu chứng phải không?

Gây rối loạn giấc ngủ trầm trọng
Đối với người bị bệnh suy nhược thần kinh; dù rất buồn ngủ nhưng khó có được một giấc ngủ ngon, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc; thường dễ giật mình tỉnh dậy và khó ngủ lại. Thiếu ngủ, mất ngủ cũng gây ra những hệ lụy khác như cơn đau đầu vào mỗi sáng thức dậy; kéo dài từ nhẹ đến nặng và đau âm ỉ cả ngày; khiến chất lượng cuộc sống và công việc bị giảm sút đáng kể.

Bị rối loạn hành vi và cảm xúc

Người bị suy nhược thần kinh rất dễ cáu gắt, khó chịu và bực bội. Tuy là “khó ở” nhưng họ cũng rất dễ xúc động, dễ khóc. Do đó thường dễ rơi vào trạng thái tự ti; tự thu mình lại với xã hội, ngại giao tiếp, chia sẻ và bày tỏ tâm trạng; vấn đề mình đang gặp phải.

Dần dần, họ nảy sinh tâm lý chán nản, tự coi mình là gánh nặng của gia đình và người thân; có những suy nghĩ tiêu cực. Từ đó rơi vào trầm cảm, làm tăng nguy cơ tự làm đau chính mình và thậm chí là tự sát.

Như vậy, suy nhược cơ thể có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ và tình trạng; cũng như biểu hiện bệnh của từng người. Chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan đối với căn bệnh này; hãy đi thăm khám tại các cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện đặc trưng của bệnh và điều trị kịp thời.

Nguồn: yduoctuetinh.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *