Trong số chúng ta ai đã từng đến thăm Quảng Bình – quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chắc chắn đều đã nghe đến dòng sông Nhật Lệ thơ mộng. Dòng sông dài, làn nước trong xanh, hai bên bờ là dãy cây dừa rợp bóng, ánh nắng chiếu lấp lánh mặt sông. Chỉ nghe đến thôi cũng đã muốn một lần đến đây để tận mắt chứng kiến và ngắm cảnh tuyệt vời này. Dòng sông Nhật Lệ còn là chứng nhân lịch sử, chứng kiến biết bao bom đạn, bao chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc thân yêu. Thitruongthegioi rất vui được gửi tới các bạn bài viết giới thiệu về nét đẹp thơ mộng của dòng sông Nhật Lệ trong bài viết này.
Mục lục
Giới thiệu về sông Nhật Lệ
Bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi thuộc dãy Trường Sơn chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ. Sông Nhật Lệ có tổng chiều dài 85 km bao gồm hai nhánh chính. Sông Long Đại (hay Đại Giang) chảy qua huyện Quảng Ninh. Và sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, gặp nhau ở Trung Quán. Nhìn từ trên cao, dòng sông Nhật Lệ như một dải lụa dài, óng ánh uốn quanh. Và ôm trọn toàn thành phố Đồng Hới, thuyền bè ngược xuôi tấp nập.
Mặt trời lên vượt khỏi cồn cát Bảo Ninh. Đứng ở bờ phía Nam sông Nhật Lệ nhìn về hướng Đông sẽ thấy những tia nắng lấp lánh sáng rực một vùng dài hàng trăm mét. Sông Nhật Lệ cứ nên thơ, lãng mạn, bình dị như vậy từ ngàn đời. Người dân Đồng Hới ở đây vẫn có thói quen ra bờ sông ngắm mặt trời mọc. Ngắm nhìn vẻ đẹp đã quá đỗi thân quen nhưng chưa bao giờ thôi trầm trồ.
Những chiến tích lịch sử trên dòng sông Nhật Lệ
Trải qua các đời vua
Sông Nhật Lệ trước đây được gọi là sông Đại Uyên. Theo lịch sử ghi chép lại, từ thời Văn Lang, Âu Lạc. Khi vua Hùng dựng nước thì nước ta đã có 15 bộ (tương ứng với 15 tỉnh). Từ dãy núi Hoành Sơn trở vào trong gọi là bộ Việt Thường. Đến các triều đại Tần, Hán, Đường khi nước ta bị Trung Quốc thôn tính. Sau đó chúng chia làm các quận huyện để dễ bề cai trị. Thời nhà Tần vùng đất Quảng Bình thuộc quận Tượng Lâm. Đến thời nhà Triệu đổi thành quận Cửu Chân, sang thời Tây Hán thuộc quận Nhật Nam.
Cuối thời Đông Hán, bộ tộc Khu Liên lợi dựng nhà Đông Hán suy yếu đã nổi dậy chiếm Tượng Quận. Và Nhật Nam lập nên Lâm Ấp (Chiêm Thành sau này). Quảng Bình là vùng ranh giới thời Đại Việt và Lâm Ấp.
Gắn liền với các mốc lịch sử
Năm 1063, do Chiêm Thành thường ra quấy nhiễu nên vua Lý Nhân Tông đã đích thân vào Nam. Ở đây ông chọn thái uý Lý Thường Kiệt làm nguyên soái chỉ huy 5 vạn quân theo đường thuỷ. Tiến vào cửa biển Nhật Lệ, đánh bại quân Chiêm. Bắt sống Chế Củ và trả lại chủ quyền của Đại Việt ở ba châu Bố Chính. Nay là 3 tỉnh Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Địa Lý (nay là Lệ Thuỷ và Quảng Ninh), Ma Linh (nay là Quảng Trị).
Năm 1074, mặc dù Chế Củ chết nhưng người kế vị vẫn lại đánh chiếm 3 châu. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông cử Lý Thường Kiệt vào bình định lại. Chính thức vẽ bản đồ ranh giới ba châu, đổi lại tên của nhiều địa danh trong đó có tên sông Nhật Lệ. Năm 1570-1786 (Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh). Với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672) giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Thì chiến trường chính là miền Bố Chính, từ đèo Ngang đến Nhật Lệ.
Trong cuộc chiến Trịnh Nguyễn, quân Trịnh thống trị ở đèo Ngang đến bờ bắc sông Gianh. Bờ nam sông Gianh đến sông Nhật Lệ là tuyến phòng thủ của quân Nguyễn với những thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp. Nổi tiếng như luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Hiện nay, di tích Lũy Thầy, Quảng Bình Quan. Thành quách của thời Trịnh Nguyễn vẫn được bảo tồn.
Chứng nhân của một thời
Trong Chiến tranh Việt Nam (1954-1975), không lực Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam. Chiến tranh ác liệt nhất tại tỉnh Quảng Bình – trọng điểm tiếp tế lúc bấy giờ. Những trọng điểm nổi tiếng ác liệt, lưu dấu nhiều chứng tích chiến tranh. Nơi đây phải kể đến như: Phà Long Đại (nay là cầu Long Đại), phà Xuân Sơn; Phà sông Gianh (cầu Sông Gianh); Đèo Ngang, quốc lộ 1, đường 15; Hệ thống đường 559 (đường Trường Sơn; Đường mòn Hồ Chí Minh); Thành phố Đồng Hới, cửa biển Nhật Lệ.
Dòng sông Nhật Lệ – chứng nhân của một thời gia đình chia xa. Lại là nơi đoàn tụ của một gốc giang sơn Miền Trung ruột thịt. Con sông cũng như mẹ hiền nhận vào lòng dòng nước mắt và tất cả những phần trang trọng của lịch sử. Nó đang hòa chung với ý chí kiên cường của dân tộc đang chảy cùng dòng Nhật Lệ tiến về biển khơi bao la.
Vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Nhật Lệ
Nằm ngay trung tâm thành phố Đồng Hới, rất tiện cho bạn tham quan các thắng cảnh lịch sử như: thành Đồng Hới, Quảng Bình quan, lũy Thầy. Từ thành phố Đồng Hới du khách có cơ hội khám phá rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn ở đây như:
Đi về hướng Đông Nam là bãi tắm Nhật Lệ và di tích Bàu Tró, làng du lịch Bảo Ninh. Đi theo hướng Tây là khu Di sản thiên nhiên Thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Các di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh, khu thương mại cửa khẩu quốc tế Cha Lo-Nà Phàu. Theo phía Bắc là các khu danh thắng Lý Hoà. Xa hơn một chút là sông Gianh, Đèo Ngang, vũng Chùa, đảo Yến. Đi theo hướng Nam bạn có thể tham quan nhà lưu niệm Võ Nguyên Giáp. Hay đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, suối nước khoáng nóng Bang (nguồn nước khoáng duy nhất tại Việt Nam có nhiệt độ sôi tại lỗ phun là 105 độ C), tham quan hồ An Mã…
Đặc biệt, khi ghé thăm bến bờ Nhật Lệ đừng quên thưởng thức món ram đẻn nóng hổi và nhâm nhi ly rượu đẻn nổi tiếng nơi đây. Những con đẻn biển (một loài rắn biển) thân nhỏ và thon. Dài từ 1 m đến 2 m, có vảy, mình vằn da nhám, đầu nhỏ đuôi dẹt. Được người dân ở đây chế biến kỳ công mang đậm vị biển Nhật Lệ.
Du ngoạn trên sông Nhật Lệ
Du lịch Quảng Bình, đến đây bạn sẽ được hoà mình vào làn nước trong vắt và xanh ngắt ở bãi biển Nhật Lệ. Bãi tắm thoai thoải sâu rất an toàn, đến Nhật Lệ. Du khách thả hồn theo những bước chân trần trên cát. Lãng du vào những truyền thuyết dạt dào tình yêu. Bên cạnh bãi biển là tượng đài mẹ Suốt vẫn đứng hiên ngang trầm mặc sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt đã qua đi nơi vùng quê gió Lào cháy bỏng này. Nhìn từng đợt sóng vỗ vào bờ như bàn tay Mẹ ôm ấp và nô đùa cùng những đứa con thân yêu.
Dọc trên sông Nhật Lệ có bến phà Quán Hàu, một địa danh quen thuộc đối với khách bộ hành xuôi ngược Bắc – Nam. Trong chiến tranh chống Mỹ, bến phà Quán Hàu là trọng điểm bắn phá ác liệt của kẻ thù, bởi đây là huyết mạch giao thông đặc biệt quan trọng trên tuyến quốc lộ 1A giữa hậu phương lớn Miền Bắc với chiến trường Miền Nam và nước bạn Lào, Campuchia. Với khẩu hiệu “Phà chờ xe, quyết không để xe chờ phà”, những chiến sỹ công binh đã anh dũng dùng canô rà phá từng loạt bom từ trường, thủy lôi của giặc Mỹ thả xuống để bảo vệ cho những chuyến phà chở lương thực, đạn dược qua sông Nhật Lệ thông suốt.
Nguồn: dulichkhatvongviet.com