Rối loạn thần kinh thực vật là loại bệnh như thế nào?
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Rối loạn thần kinh thực vật là loại bệnh như thế nào?

5 phút, 0 giây để đọc.

Khái niệm rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này hoàn toàn trái ngược nhau về chức năng nhưng lại có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Do tác động của hệ thần kinh giao cảm cực kỳ đa dạng lên các hệ tim mạch, huyết áp, mồ hôi, hệ tiêu hóa… của con người; vì vậy làm cho người bệnh cảm thấy khá tức ngực, khó thở, tim thì đập khá nhanh, trống ngực mạnh. Hầu như tất cả mọi triệu chứng đều xảy ra chỉ theo từng cơn, xong rồi lại thấy cơ thể khỏe mạnh bình thường như chưa có gì xảy ra. Cùng thitruongthegioi tìm hiểu về chủ đề này nhé.

Giới thiệu

Hệ thần kinh thực vật gồm: hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật. Rối loạn thần kinh thực vật gây ra tình trạng chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng như:

Nhịp tim
Huyết áp
Mồ hôi
Tiêu hóa…

Rối loạn thần kinh thực vật (có tên tiếng Anh là Autonomic Nervous System Disorders) ảnh hưởng đến chức năng tự động của các cơ quan cơ thể như nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa. Đây chính là tình trạng hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm bị mất cân bằng. Thực tế, tình trạng thần kinh thực vật bị rối loạn không gây thương tổn nào cho người bệnh. Điều này dẫn đến việc khó chẩn đoán nên cũng tác động không nhỏ đến việc điều trị.

Rối loạn thần kinh thực vật có thể chữa khỏi nếu tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu không tìm ra được nguyên nhân việc điều trị dứt điểm rất khó. Theo đó, bệnh rối loạn thần kinh thực vật có rất nhiều nguyên nhân như:

Mắc bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren)
Bị tấn công hệ miễn dịch như bệnh nhân ung thư
Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ, xạ trị
Tuổi tác
Mắc các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm…

Rối loạn thần kinh thực vật

Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh

Những bệnh nhân khi mắc phải hội chứng này thường xuất hiện những triệu chứng rất mơ hồi; như: Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, lo âu, hồi hộp, mất ngủ, huyết áp thay đổi thất thường; tức ngực khó thở làm cho việc chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn hơn. Bởi bệnh nhân đi xét nghiệm, chụp chiếu mà không phát hiện ra sự tổn thương thực thể nào; các xét nghiệm đều trong giới hạn bình thường.

Việc điều trị chủ yếu sẽ tạo sự cân bằng trở lại giữa hai hệ thống giao cảm và phó giao cảm. Nếu ở mức độ nhẹ, có thể sử dụng các biện pháp an thần, bổ sung vitamin C, B; điều chỉnh tâm lý và chế độ sinh hoạt. Bác sĩ cũng dựa trên các triệu chứng để điều trị, nhận định và loại trừ các khả năng để đưa ra phác đồ thích hợp.

Thời gian điều trị rối loạn thần kinh thực vật còn phụ thuộc vào chính chế độ sinh hoạt; nghỉ ngơi, ăn uống, luyện tập của người bệnh. Do đó, nếu người bệnh tuân thủ đúng liệu trình điều trị và có chế độ chăm sóc, ăn uống; sinh hoạt tốt thì có thể loại bỏ được rối loạn thần kinh thực vật.

Phương pháp điều trị căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Đông y gọi chứng rối loạn thần kinh thực vật là chứng Tâm Quý, Chinh Xung, Hung Tý và được chia làm 4 thể (Khí âm lưỡng hư, Âm hư hỏa vượng, Tâm tỳ đều hư, Tỳ thận dương hư). Mỗi thể bệnh sẽ có bài thuốc, vị thuốc điều trị phù hợp. Một số bài thuốc được áp dụng hiện nay có thể tham khảo như:

Điều tâm thang
Điều luật hoàn
Nhị sâm mạch đông thang
Điều hòa âm dương
Chính luật thang
Cam thảo trạch tả thang
Định tâm an thần thang

Ưu điểm: Các thảo dược lành tính giúp điều trị tận căn nguyên gây bệnh mà không gặp tác dụng phụ. Hiệu quả lâu dài.
Nhược điểm: Thời gian điều trị lâu dài.

Thay đổi lối sống

Thay đổi tác phong sống

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị rối loạn thần kinh thực vật; bạn cần thay đổi lối sống để mang đến hiệu quả cao nhất. Cụ thể như sau:

Người bệnh nên sống tích cực, suy nghĩ lạc quan và luôn giữ một tinh thần vui vẻ, thoải mái.
Tránh xa các loại chất kích thích, đồ uống có gas, có cồn, bỏ thuốc lá, cà phê, trà đặc, thuốc lào…
Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, giảm lượng muối trong chế biến thức ăn…
Nên tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa; thực phẩm giàu axit béo omega 3, thực phẩm giàu chất xơ…

Nên duy trì ngủ đúng giờ, đúng giấc và xây dựng kế hoạch làm việc khoa học để giảm áp lực.
Lựa chọn các bài tập để cải thiện triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật; như yoga, thiền, các bài tập thể thao, bài tập hít thở…
Rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không đã được giải đáp trên đây. Thông thường nếu điều trị tích cực, đúng liệu trình và có chế độ ăn uống, sinh hoạt, lối sống khoa học thì sau 2 – 3 năm có thể loại bỏ được tình trạng thần kinh thực vật bị rối loạn.

Nguồn: yduoctuetinh.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *