Rau má và các tác dụng chữa bệnh thần kỳ
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Rau má và các tác dụng chữa bệnh thần kỳ

4 phút, 7 giây để đọc.

Rau má với rất nhiều tên đặc biệt khác nhau như tích tuyết thảo, liên tiền thảo, địa tiền thảo; mã đề thảo, lão công căn, băng khẩu uyển, thổ tế tân, hồ quả thảo, lục địa mai hoa, đại diệp thương cân thảo… Nó thuộc họ thân thảo, nguồn gốc cây ra này có từ các đảo Thái Bình Dương, nước Úc, New Guinea, Melanesia, Malesia và ở khu vực châu Á. Rau má không chỉ là loại thực phẩm được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày mà nó còn được dùng để chế tạo thành các loại thuốc Đông Y. Hãy cùng thitruongthegioi tìm hiểu về lĩnh vực này nhé.

Đặc điểm rau má

Đặc điểm rau má

Rau má được gọi với cái tên khác là lôi công thảo, tích tuyết thảo hay liên tiền thảo. Có tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urban và tên tiếng Anh là Gotu Kola. Vốn thuộc cây thân thảo nên thân cây trông khá mảnh, có màu xanh lục (hoặc lục ánh đỏ); mọc bò khắp nơi (nhất là chỗ ẩm mát) và có rễ mọc ở các mấu. Lá của cây rau má có hình thận, phần đỉnh lá tròn và mọc ra từ cuống dài khoảng 5 – 20 cm. Hoa có kích thước nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, hồng phớt đỏ và mọc thành các tán nhỏ. Còn quả rau má có hình mắt lưới dày dặc và thường chín sau khoảng 3 tháng.

Người dân Ấn Độ gọi là Brahmi- nghĩa là một loại thảo dược giúp con người có thể hòa hợp với tâm thức vũ trụ. Ngoài ra, loại rau này còn thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của các nhà thông thái, vị thiền sư.

Thành phần dinh dưỡng của rau má

Các thành phần dinh dưỡng có trong rau má sẽ khác nhau tùy thuộc vào mùa thu hoạch và khu vực trồng trọt; nhưng cơ bản vẫn chứa các dưỡng chất sau: vitamins B1, B2, B3, C, K; hợp chất beta carotene, saccharide, flavonol, sterol, saponin, alkaloid và nhiều chất khoáng (phốt pho, kali, canxi, sắt, magiê,…),….

Trung bình, cứ trong 100g chiết xuất rau má thường chứa:

88,2g nước
3,2g đạm
1,8g tinh bột
4,5g chất xơ
3,7mg vitamin C
0,15mg vitamin B1
Và còn các chất như: 3,1mg sắt; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 1,3mg beta carotene,….

Tác dụng của rau má đối với sức khỏe

Theo các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu nguyên; Đường bản thảo, Dược tính luận, Bản kinh, Biệt lục, Nam dược thần hiệu…. Rau má có vị đắng, tính hàn, vào được 3 kinh can, tỳ và thận; có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc; thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả về mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt; sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, khái huyết, thổ huyết, đau mắt đỏ, viêm họng; dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, tổn thương do sang chấn, bỏng…

Thành phần dinh dưỡng của rau má

Các kinh nghiệm dân gian

– Vàng da do thấp nhiệt: rau 30-40g, đường phèn 30g, sắc uống.

– Đi lỏng do trúng thử: rau 30g sắc với nước vo gạo uống hàng ngày.

– Đái ra máu: rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.

Táo bón: rau 30g giã nát đắp vào rốn. Bệnh sởi: rau má 30-60g, sắc uống.

– Áp-xe vú giai đoạn đầu: rau má và vỏ quả cau lượng bằng nhau sắc uống, nếu pha thêm một chút rượu thì càng tốt.

– Nhọt độc: rau tươi rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương hoặc rau tươi 30-60g, sắc uống.

– Lở loét vùng lưng (đông y gọi là chứng Triền yêu hỏa đan): rau tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt hòa với bột gạo nếp thành dạng hồ rồi bôi lên tổn thương.

– Chấn thương phần mềm gây sưng nề: rau má tươi 20-30g giã nát; vắt lấy nước hòa với một chút rượu uống. Lở loét ống chân (chứng liêm sang): rau má tươi giã nát, đắp lên tổn thương.

– Đau mắt đỏ: rau tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay (thốn khẩu).
– Lở loét vùng lưng (đông y gọi là chứng Triền yêu hỏa đan): rau má tươi rửa sạch, giã nát; ép lấy nước cốt hòa với bột gạo nếp thành dạng hồ rồi bôi lên tổn thương.

– Chấn thương phần mềm gây sưng nề: rau tươi 20-30g giã nát, vắt lấy nước hòa với một chút rượu uống.

– Lở loét ống chân (chứng liêm sang): rau tươi giã nát, đắp lên tổn thương.

– Đau mắt đỏ: rau tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay (thốn khẩu).

Nguồn: yduoctuetinh.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *