Bệnh vảy nến là bệnh lý rất khó chịu; và khi nó phát triển nặng có thể dẫn tới viêm cột sống dính khớp; đau các vùng cột sống hay là xương chậu. Nếu bị viêm cột sống dính khớp sẽ ảnh hưởng đến dây chằng, khớp và gân ở cột sống. Ngoài ra, bệnh này còn ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch; và có nguy cơ tăng huyết áp. Làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường; gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác liên quan đến rối loạn chuyển hóa như: béo phì, tăng lipid trong máu, làm gan nhiễm mỡ,… Vị trí của tổn thương này thường là vùng rìa tóc, vùng mông, ở các khuỷu tay, đầu gối hoặc vùng xương cụt. Nếu bạn không có biện pháp can thiệp kịp thời trong thời gian dài sẽ dẫn đến lan rộng ra toàn thân. Những người mắc bệnh này thường gặp các triệu chứng ví dụ như bỏng rát, ngứa, châm chích,…
Bệnh vảy nền chỉ gây ra các tổn thương ở các vùng da; triệu chứng rất đa dạng và căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Nếu được nhận biết bệnh này từ sớm và tuân thủ các phác đồ điều trị; thì sẽ giúp tăng khả năng kiểm soát, phòng ngừa tốt hơn. Tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn sau này. Mời bạn đọc cùng Thitruongthegioi tìm hiểu các thông tin dưới đây về bệnh vảy nến nhé!
Ảnh hướng của bệnh vảy nến
Bệnh vẩy nến là một tình trạng do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức gây ra sự phát triển bất thường của tế bào da. Thông thường; các tế bào da phát triển và rụng theo chu kỳ hàng tháng. Với bệnh vẩy nến, các tế bào da phát triển và tích tụ trên bề mặt da; tạo thành các mảng và vảy.
Bệnh vẩy nến (bệnh vẩy nến palmoplantar) gây ra các mảng da khô, đỏ, đau rát ở dưới hoặc lòng bàn chân. Bệnh này nếu nặng có thể gây ra bệnh cột sống dính, khớp… Một dạng hiếm gặp hơn của tình trạng này, được gọi là mụn mủ; bao gồm các mụn nước nhỏ; chứa đầy mủ ở cùng một khu vực. Trong cả hai trường hợp; vảy nến có thể nứt và chảy máu; có thể gây khó khăn cho các công việc hàng ngày như đứng hoặc đi lại.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Da liễu Hoa Kỳ vào tháng 8/2020; những người bị bệnh vẩy nến palmoplantar có nguy cơ bị rối loạn tâm trạng – có thể là do các vấn đề về khả năng vận động – cao gấp sáu lần so với những người bị bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong một số trường hợp; những người bị bệnh vẩy nến thậm chí không thể đi lại. Nhưng tin tốt là có nhiều phương pháp điều trị và có thể làm rất nhiều điều để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Một số biện pháp điều trị bệnh vảy nến
Giữa các phương pháp điều trị và thay đổi lối sống; có rất nhiều bước bạn có thể thực hiện để giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Bắt đầu với những chiến lược này để giúp bạn kiểm soát bệnh vẩy nến và bình phục trở lại.
Bôi thuốc tại chỗ bị vảy nến
Theo GS. Mark Lebwohl; MD – Chủ nhiệm Khoa Da liễu (Bệnh viện Mount Sinai; New York): Tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các triệu chứng bệnh vẩy nến là dùng thuốc. Đối với những trường hợp nhẹ; steroid tại chỗ có thể đủ để làm dịu cơn bùng phát. Kem dưỡng da; thuốc mỡ; kem bôi; thuốc xịt và bọt không kê đơn và kê đơn giúp giảm sưng và ngứa đồng thời có thể giúp bạn thoải mái hơn. Bên cạnh steroid tại chỗ; cũng có thể sử dụng các chất tương tự vitamin D và retinoid bôi tại chỗ.
Vì bệnh vẩy nến cũng có đặc điểm là các mảng vảy dày nên việc sử dụng thuốc bôi ngoài da để loại bỏ vảy một cách hiệu quả là rất hữu ích. Hãy hỏi bác sĩ xem liệu pháp điều trị không kê đơn với axit salicylic hoặc axit lactic có phù hợp với bạn không.
Áp dụng liệu pháp ánh sáng
Nếu thuốc bôi không có tác dụng; bạn nên chuyển sang điều trị bằng đèn chiếu. Liệu pháp ánh sáng thường được bác sĩ da liễu sử dụng. Đó là việc điều trị các vùng da bị ảnh hưởng như đáy bàn chân bằng tia cực tím (UV) một cách thường xuyên. Những phương pháp điều trị này có thể được thực hiện dưới sự giám sát y tế tại phòng khám bác sĩ da liễu hoặc tại nhà với đơn vị đèn chiếu cá nhân. Liệu pháp ánh sáng đã được chứng minh là làm chậm sự phát triển của các tế bào da trên bàn chân bị ảnh hưởng bởi bệnh vẩy nến.
Một số cách điều trị khác
Nếu các triệu chứng vẫn còn; có thể cân nhắc sử dụng các liệu pháp sinh học như tiêm. Tiêm nhắm mục tiêu vào các bộ phận cụ thể của hệ thống miễn dịch; ngăn chặn các tế bào hoặc protein có vai trò trong sự phát triển của bệnh vẩy nến hoặc thuốc uống toàn thân được sử dụng để làm dịu tình trạng viêm tiềm ẩn trong cơ thể.
Phương pháp phòng bệnh vảy nến
Không để chấn thương
Bất kỳ loại chấn thương nào ở bàn chân cũng có thể gây ra bệnh vẩy nến. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ; bệnh vẩy nến có thể bùng phát ở một phần da trước đó không bị ảnh hưởng sau một vết sưng hoặc bầm tím nhỏ; được gọi là hiện tượng Koebner. Vì vậy; bảo vệ bàn chân của bạn khỏi bị thương là điều tối quan trọng đối với những người bị bệnh vẩy nến.
Không nên đi giày chật và giày cao gót vì áp lực mà chúng đặt lên các ngón chân. Nên sử dụng những đôi giày có mũi tròn; thay vì hình tam giác và nên tránh những đôi giày lỏng lẻo gây ma sát hoặc cọ xát vào gót chân. Nên mang dép xỏ ngón hoặc dép hở ngón khác vì giày cao gót có thể khiến ngón chân của bạn bị thương.
Tập thể dục đầy đủ kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp
Không có nghiên cứu nào cho thấy một loại thực phẩm cụ thể có thể làm trầm trọng thêm hoặc có lợi cho bệnh vẩy nến. Tuy nhiên; một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời. Đó là bởi vì có một mối tương quan chặt chẽ giữa béo phì và bệnh vẩy nến. Thông thường; những người béo phì gặp phải các triệu chứng bệnh vẩy nến nghiêm trọng hơn. Ngược lại; giảm cân có thể có tác động tích cực đáng kể đối với những người bị bệnh vẩy nến.
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm cân kết hợp với liệu pháp điều trị giúp cải thiện bệnh vẩy nến. Ngoài ra, các loại thuốc chữa bệnh vẩy nến đã được chứng minh là có hiệu quả hơn đối với những người đã giảm cân. Một đánh giá về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng được công bố trên tạp trí Cureus vào tháng 10/2018 đã phát hiện ra rằng: Giảm cân thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục; là một “phương pháp dễ tiếp cận; rẻ tiền” giúp những người bị bệnh vẩy nến kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của họ.
Đến bệnh viện để được tư vấn chữa trị khi mới xuất hiện
Gặp bác sĩ da liễu là điều cần thiết để kiểm soát các triệu chứng ảnh hưởng đến bàn chân của bạn. Bởi bệnh vẩy nến đôi khi có thể bị nhầm với một bệnh khác như nấm da chân. Việc điều trị sai tình trạng bệnh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng; và kéo dài thời gian chữa trị. Do đó, nên gặp bác sĩ khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn