Bệnh nghiến răng là một tình trạng mà bạn nghiền; nghiến chặt hàm răng. Nghiến răng gặp khá nhiều ở mọi lứa tuổi. Khi đó hàm răng của bạn nghiến chặt răng lại với nhau trong thời gian lâu (nghiến răng lúc ngủ) một cách tự phát. Khi bạn ngủ mà nhiến răng tức là bạn bị rối loạn vận động liên quan với giấc ngủ. Những người nghiến răng trong khi ngủ có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ khác chẳng hạn như ngáy và ngưng thở trong khi ngủ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em và có thể xảy ra trong ngày hoặc vào ban đêm.
Một số người không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số khác có thể bị đau đầu, đau hàm, đau răng hoặc bị các vấn đề về răng. Trẻ em bị tình trạng này sẽ thường tự khỏi. Đối với người lớn, các biện pháp bảo vệ răng có thể giúp bảo vệ răng khỏi bị hư hại. Vấn đề này nếu để kéo lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hàm răng của bạn. Chính vì vậy, vấn đề nghiên răng được rất nhiều người nghiên cứu và Thitruongthegioi đã tổng hợp tất tần tật về nội dung này ở bài viết dưới đây:
Bệnh nghiến răng là do đâu?
Nghiến răng là hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi; không phân biệt giới tính. Tình trạng này xảy ra nhiều trong khi ngủ; thường do bản thân căng thẳng; lo lắng. Nhưng nó cũng có thể do bất thường của khớp cắn hoặc do răng bị mất hay khấp khểnh. Nó cũng có thể do các bệnh lý rối loạn giấc ngủ như hội chứng ngưng thở khi ngủ và gây nhiều phiền toái trong cuộc sống; nhất là người trưởng thành. Nguyên nhân của nghiến răng chưa thực sự rõ ràng; thường được cho là liên quan tới các yếu tố tâm lý và thần kinh như căng thẳng; lo lắng hoặc ở những người có tính cách hiếu thắng; hoạt động quá mức.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng; những người có rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy; ngủ chập chờn; mê sảng; hội chứng ngưng thở khi ngủ; bóng đè hoặc ảo giác khi ngủ có liên quan mật thiết với tật nghiến răng. Nghiến răng cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng một số thuốc an thần như phenothiazin; thuốc chống trầm cảm… Ngoài ra; nghiến răng có thể là hậu quả của các bệnh lý như trào ngược dạ dày – thực quản; bệnh Parkinson… Thậm chí hàm răng lệch lạc; khớp cắn không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây ra nghiến răng.
Bệnh nghiến răng có ảnh hưởng gì?
Vì nghiến răng thường xảy ra trong khi ngủ nên hầu hết mọi người đều không biết rằng mình đang nghiến răng. Tuy nhiên, đau đầu âm ỉ, liên tục hoặc đau quai hàm khi thức dậy là một triệu chứng đáng chú ý. Nhiều người lại biết họ có nghiến răng từ người thân. Nếu nghi ngờ mình có đang nghiến răng hay không; hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra miệng và hàm của bạn nhằm tìm các dấu hiệu của bệnh nghiến răng; chẳng hạn như đau hàm và sự mài mòn quá mức trên bề mặt răng ảnh hưởng đến cả hàm răng.
Trong một số trường hợp; nghiến răng mạn tính có thể dẫn đến gãy; lung lay hoặc mất răng. Nghiến răng mạn tính có thể làm mòn răng xuống đến chân răng. Nghiến răng nếu nặng không chỉ có thể làm hỏng răng và dẫn đến mất răng; mà còn ảnh hưởng đến hàm của bạn; gây rối loạn khớp thái dương hàm và thậm chí thay đổi diện mạo khuôn mặt.
Biện pháp nào để làm giảm, làm mất thói quen nghiến răng
Tránh sử dụng các chất kích thích
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ có chỉ định thích hợp. Nếu việc nghiến răng gây ra do căng thẳng; bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp làm giảm căng thẳng như thay đổi môi trường; tập thể dục, thư giãn, điều trị các rối loạn về giấc ngủ (nếu có); duy trì các thói quen có lợi cho sức khỏe như đi ngủ đúng giờ, massage cơ mặt, tránh sử dụng các chất kích thích như uống rượu; hút thuốc, uống đồ uống có cafein; đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Tập luyện thay đổi cách vận động hàm
Thay đổi thói quen vận động hàm và điều chỉnh hàm về vị trí thích hợp. Việc điều chỉnh các thói quen có thể mất nhiều thời gian và cần sự hỗ trợ của nha sĩ cũng như các chuyên gia tâm lý.
Nhìn chung thuốc không thực sự có hiệu quả trong điều trị tật nghiến răng; nó chỉ có tác dụng để làm giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng mà thôi. Một số thuốc có thể được sử dụng đó là thuốc giãn cơ (sử dụng trước khi đi ngủ) hoặc tiêm botox để điều trị đối với những người nghiến răng nặng không đáp ứng với điều trị.
Sử dụng máng chống nghiến để tránh bệnh nghiến răng
Các điều trị nha khoa có tác dụng bảo vệ răng; tuy nhiên không phải lúc nào cũng điều trị được dứt điểm tật nghiến răng. Có trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng máng chống nghiến vì có tác dụng bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn gây ra do nghiến răng. Một số loại máng chống nghiến cũng có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm; do đó cũng làm hạn chế nghiến răng.
Nắn chỉnh răng
Nắn chỉnh răng cũng có thể được chỉ định với mục đích để điều chỉnh khớp cắn về vị trí phù hợp; làm giảm các tác động quá mức lên cơ nhai cũng như răng. Trong trường hợp nặng như mòn răng nhiều; nhạy cảm răng; bệnh nhân thậm chí còn cần phải phục hồi lại hình thể răng để khôi phục tương quan răng phù hợp giữa hai hàm.
Kết luận
Để khắc phục chứng nghiến răng; nên đi khám chuyên khoa răng hàm mặt để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Trong cuộc sống thường ngày; tránh căng thẳng; cố gắng làm việc và sinh hoạt điều độ; không thức khuya (cả trẻ em và người lớn). Với trẻ em; cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh còi xương; suy dinh dưỡng. Cần nâng cao ý thức vệ sinh phòng bệnh (vệ sinh môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm) để không mắc các bệnh lây nhiễm. Với người trưởng thành; không nên hút thuốc; hạn chế uống rượu bia và không nên uống trà đặc; cà phê vào các buổi tối vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn