Trên thế giới, việc hút thuốc lá thói quen khá phổ biến. Và đó cùng là nguyên nhân dẫn đên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đó là một bệnh phổi có thể phòng ngừa và điều trị được. Người bị bệnh COPD thường rất khó thở; hoặc cảm thấy mệt mỏi ở giai đoạn sớm của bệnh. Họ cảm thấy khó thở khi tập thể dục, khi vận động. Khi bệnh tiến triển cao hơn, thì có thể khó thở khi thở ra, hít vào. Bệnh nhân COPD có thể bị viêm phế quản tắc nghẽn; khí phế thũng hoặc cả hai. Bệnh này có thể bị lây từ môi trường hoặc từ người này sang người khác.
Chủ yếu nguyên nhân chính của COPD là từ khói thuốc lá; tất nhiên cũng có nhiều yếu tố khác có thể gây ra hoặc làm cho COPD trở nên tồi tệ hơn; như là phơi nhiễm ngoài môi trường và các yếu tố di truyền. Khi bạn tiếp xúc với bụi tại nơi làm việc; các loại hóa chất, không khí ô nhiễm trong nhà hoặc ngoài trời (bao gồm khói củi hoặc chất đốt) có thể góp phần gây ra COPD. Cũng có người mặc dù không có phơi nhiễm này những vẫn bị COPD. Chưa có kết luận về một số người hút thuốc không bị COPD và nhưng một số người không hút thuốc nhưng bị COPD. Cũng có thể là do di truyền. Dưới đây, Thitruongthegioi sẽ giúp bạn đọc biết thêm một số cách để cải thiện cuộc sống cho người mắc bệnh COPD.
Tác nhân chính của bệnh COPD là hút thuốc lá
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh mạn tính thường gặp được đặc trưng bởi khả năng hô hấp bị hạn chế không thể hồi phục hoàn toàn và có thể có biến chứng. Tuy nhiên; người mắc COPD vẫn có thể được dự phòng và điều trị để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và ngừng hút thuốc lá là yếu tố duy nhất đã được chứng minh có thể ngăn sự nặng lên của bệnh. Bên cạnh đó; ngừng hút thuốc còn giúp giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch hay ung thư phổi. Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên được bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn về các biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá phù hợp (ví dụ sử dụng kẹo cao su; thuốc hít; thuốc xịt hay miếng dán có chứa nicotin).
Bệnh nhân COPD nên tập thể dục thường xuyên
Biện pháp thứ hai giúp tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tập thể dục hàng ngày. 65 thử nghiệm trên 3.822 bệnh nhân đã chứng minh việc tập thể dục hàng ngày giúp cải thiện chất lượng sống rõ rệt cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các nghiên cứu cho thấy; luyện tập thể dục 3-7 lần mỗi tuần; mỗi lần khoảng 30 phút có thể cải thiện đáng kể khả năng vận động; sinh hoạt thường ngày và làm giảm triệu chứng khó thở ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vừa và nặng.
Thuốc làm giãn phế quản và hít thở oxy dài ngày
Thuốc làm giãn phế quản và hít thở oxy dài ngày đem lại nhiều lợi ích khi được sử dụng đúng cách. Hướng dẫn của nhân viên y tế; đặc biệt là cách sử dụng các loại dụng cụ hít và cách theo dõi khi áp dụng liệu pháp thở oxy cần được thực hiện đúng và đầy đủ để đảm bảo lợi ích điều trị.
Nhiễm virus cúm và một số bệnh truyền nhiễm khác là một trong những nguyên nhân có thể gây ra cơn khó thở cấp đe dọa đến tính mạng, do đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên tiêm chủng hàng năm để dự phòng các bệnh này (ở Việt Nam, bệnh ghi nhận quanh năm và nhiều hơn vào các thời điểm giao mùa như thu – đông, đông – xuân).
Trong quá trình điều trị, người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể xuất hiện cơn khó thở cấp với ít nhất một trong các triệu chứng: khó thở nặng; tăng tiết đờm và đờm có mủ. Cơn khó thở cấp nhẹ có thể tự xử trí; tuy nhiên cơn khó thở cấp nặng (có cả 3 triệu chứng trên) có thể gây suy hô hấp cấp; trong trường hợp này bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu kịp thời.
Đi cầu thang kết hợp thở chúm môi
Tư thế ngồi thoải mái; thả lỏng cổ và vai. Hít vào chậm bằng mũi trong khi môi chúm lại như đang huýt sáo.Thở ra bằng miệng chậm; thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Tập đi cầu thang: Bước từng bước một; tay bám vào tay vịn cầu thang. Vừa leo vùa phối hợp thở chúm môi. Khi thấy khó thở thì dừng lại và ngồi nghỉ tại bậc hay chiếu nghỉ của cầu thang.
Ngồi và đứng thường xuyên, đều đặn cũng là biện pháp hỗ trợ tốt cho bệnh nhân COPD
Đứng thẳng, 2 tay đặt nhẹ lên ghế phía trước; 2 chân rộng bằng vai. Từ từ khuỵu gối như chuẩn bị ngồi lên ghế (phần gối không vượt quá ngón chân cái). Thấp người xuống khoảng 15cm; gót chân không di chuyển. Đứng từ từ về vị trí cũ; lặp lại như vậy 8-12 lần. Nếu bạn thực hiện đều đặn các bài tập này, thì sức khoẻ của bạn sẽ cải thiện rõ rệt. Chúc bạn luôn có sức khoẻ như ý!
Nguồn: Suckhoedoisong.vn