Những phương pháp tự nhiên chữa lẹo mắt
Gia Đình Mẹo Vặt Gia Đình

Những phương pháp tự nhiên chữa lẹo mắt

6 phút, 31 giây để đọc.

Lẹo mắt là một căn bệnh khá phổ biến thường gặp hiện nay khi khói bụi ô nhiễm môi trường tăng cao. Nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu được chữa trị kịp thời; nhưng gây mất thẩm mỹ cảm giác khó chịu cho người bị bệnh. Làm thế nào để chữa lẹo mắt tại nhà khi mới bùng phát. Hãy cùng thitruongthegioi đi nghiên cứu tìm hiểu những phương pháp tự nhiên nhất có sẵn tại nhà để giúp các bạn giảm cơn khó chịu nhanh chóng cũng như chữa lành lẹo mắt qua bài viết sau đây nhé:

Lẹo mắt là gì

Mắt lẹo là tình trạng sưng, có thể có mủ, xuất hiện ở mí mắt. Mí mắt có rất nhiều tuyến bã nhờn nhỏ quanh lông mi. Khi bụi bẩn, các tế bào chết và tình trạng tích tụ bã nhờn có thể làm tắc nghẽn hoặc ngăn chặn các tuyến này. Khi một tuyến bã nhờn bị chặn, vi khuẩn có thể phát triển bên trong và gây ra triệu chứng mụn lẹo. Các vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính.

Nguyên nhân bị lẹo mắt

Mụn lẹo là một loại bệnh lý ở mắt, thường xuất hiện xung quanh mí mắt. Nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này là do sự xâm nhập của vi khuẩn tụ cầu vào các tuyến lông mi gây viêm. Mụn lẹo có thể mọc ở cả mi trên và mi dưới, khiến mí mắt sưng đau, tấy đỏ, ngứa. Nhiều trường hợp bệnh nhân không có cách trị mụn lẹo hợp lý sẽ thường xuyên chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, khó khăn trong lúc đời sống sinh hoạt. Cách trị mụn lẹo tốt nhất hiện nay chính là diệt trừ vi khuẩn nhiễm bệnh

Có hai loại mụn lẹo phổ biến hiện nay là mụn lẹo bên trong mí mắt và mụn lẹo bên ngoài mí mắt. Lẹo bên trong mí xuất hiện do quá trình gây viêm của tuyến Zeis. Lẹo mọc bên ngoài mí đa phần lại do nhiễm trùng tuyến Meibomius.Trong thời gian bị mụn lẹo, người bệnh không được dùng tay làm vỡ mũ, tránh trường hợp bị nhiễm trùng nặng hơn. Thay vào đó, bệnh nhân nên để nó vỡ một cách tự nhiên sau tầm 3-4 ngày. Tuy nhiên, mụn lẹo rất dễ bị lây lan và tái phát sau này. Ngoài ra, lẹo cũng có thể mọc nhiều mụn cùng một lúc, trên cùng một mí mắt.

Những cách chữa lẹo mắt tại nhà

Chườm túi trà

Thay vì sử dụng chiếc khăn lau mặt ấm và sạch sẽ, bạn có thể dùng một túi trà nóng. Trà xanh sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho mắt vì nó có tác dụng giảm sưng và kháng khuẩn. Đầu tiên, bạn đun sôi nước rồi thả túi trà vào. Sau đó, bạn chờ cho túi trà nguội rồi chườm lên mắt trong 5-10 phút (hãy thử trên mu bàn tay trước để tránh phỏng). Dùng hai túi trà riêng cho hai mắt để tránh lây lan vi khuẩn.

Trà xanh sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho mắt vì nó có tác dụng giảm sưng và kháng khuẩn

Không đưa tay lên mắt

Lẹo mắt xảy ra thường do bụi bặm, phấn trang điểm hoặc những vụn bẩn khác làm tắc nghẽn và nhiễm trùng các tuyến bã nhờn. Trước khi trị thì cần ngăn ngừa tình trạng nặng thêm, do đó hãy hạn chế đưa tay lên dụi, chạm vào mắt. Bởi vì trên bề mặt tay chúng ta thường có rất nhiều vi khuẩn. Nếu đưa tay lên mắt tạo cơ hội cho những vi khuẩn đó xâm nhập vào vùng mắt đang bị tổn thương.

Trị mụt lẹo bằng trứng gà

Sử dụng trứng gà chín để trị mụn lẹo là phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản và mang lại hiệu quả điều trị cao. Luộc chín một quả trứng gà rồi để đến khi còn hơi ấm. Sau đó bóc vỏ, lăn đều trên vùng mí mặt nổi mụn lẹo. Lưu ý trứng càng nóng thì hiệu quả điều trị nhanh chóng hơn. Tuy nhiên cũng không thể lăn trứng vừa nấu chín lên mắt, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng.

Trị mụt lẹo bằng trứng gà

Không nặn lẹo mắt

Lẹo mắt tuy làm bạn khá khó chịu và muốn nặn chúng nhưng việc làm này sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn nữa. Khi bạn nặn mủ ra ngoài, vi khuẩn sẽ nhanh chóng lan ra các vùng khác. Do vậy, bạn nên để mụn lẹo khô tự nhiên hoặc uống thuốc để làm mủ khô nhanh hơn.

Giữ cho vùng mắt bị lẹo thông thoáng

Bạn không nên trang điểm để che lẹo mắt vì điều này có thể làm chậm quá trình lành mắt và thậm chí làm mắt bạn khó chịu hơn. Hơn nữa, chì kẻ mắt và cọ trang điểm cũng làm vi khuẩn bám nhiều hơn vào mắt và khiến chúng lan ra một bên mắt còn lại. Nếu có thể, hãy ngừng sử dụng kính áp tròng, chuyển sang kính có gọng để tránh vi khuẩn bám vào mặt kính và lan rộng ra.

Vệ sinh mí mắt

Việc vệ sinh mí mắt sạch sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Để vệ sinh, bạn nên chọn loại dầu gội dành cho trẻ em với chiết xuất không làm cay mắt. Lấy một lượng dầu gội vừa đủ và hòa với nước ấm. Sau đó, dùng miếng bông hoặc khăn mặt sạch nhúng vào dung dịch này rồi nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn ở mí mắt. Bạn nên thực hiện việc này mỗi ngày hoặc hai ngày một lần.

Tẩy trang sạch sẽ sau trang điểm

Nếu phải trang điểm, đừng quên tẩy trang ngay sau khi về nhà! Những lớp trang điểm có thể làm cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Vì thế, bạn nên vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên, bỏ lông mi giả và sản phẩm kích mí đã sử dụng và biết cách tẩy trang theo loại da mặt thật cẩn thận. Ngoài ra, tạm “chia tay” mascara, chì kẻ mắt hoặc phấn mắt đã sử dụng hơn 3 tháng cũng là điều nên làm để trị lẹo mắt.

Dùng củ nghệ

Nghệ có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn cao, thường được sử dụng để trị những vết thương truyền nhiễm, làm mờ vết thâm sẹo. Cũng nhờ tính chất này mà nhiều người trong dân gian đã dùng nghệ để điều trị mụn lẹo, góp phần hạn chế tình trạng lây nhiễm. Cách thực hiện cụ thể như sau:

Cũng nhờ tính chất này mà nhiều người trong dân gian đã dùng nghệ để điều trị mụn lẹo, góp phần hạn chế tình trạng lây nhiễm

Rửa sạch củ nghệ rồi giã nát. Hòa một lượng nghệ chung với nước tạo thành hỗn hợp dạng sệt. Đặt một chiếc khăn mỏng lên vùng mí mắt bị mụn lẹo; rồi đắp hỗn hợp đó lên trên. Giữ nguyên trạng thái này trong vòng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện liên tục hành động này một ngày 3 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu mắt quá đau, bạn có thể dùng thuốc ibuprofen hoặc paracetamol để giảm nhẹ cơn đau. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để uống thuốc đúng liều. Áp dụng những cách trị lẹo mắt trên; ngay khi mắt có dấu hiệu bệnh sẽ hạn chế vi khuẩn lây lan cũng như giảm đau ở mắt. Tuy nhiên, nếu mụn lẹo to và đau hơn hay không tự khỏi sau vài ngày điều trị tại nhà; thì bạn nên thu xếp đến gặp bác sĩ.

Nguồn: hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *