Những cách dạy nuôi nấng tâm hồn trẻ thơ
Gia Đình Lối Sống

Những cách dạy nuôi nấng tâm hồn trẻ thơ

5 phút, 34 giây để đọc.

Nếu so sánh trẻ thơ giống như một cái cây nhỏ, thì sự chăm sóc, nuôi dưỡng chúng giống như ánh nắng, nước, … dành cho cây. Nếu các bạn muốn cây xanh tốt, nở hoa, đơm quả ngọt thì cần chăm sóc đúng cách và hợp lí. Mỗi loài có mỗi cách trồng, chăm sóc khác nhau. Cũng giống như nuôi nấng một đứa trẻ thơ; mỗi đứa trẻ mỗi khác,cần có sự nuôi dưỡng và giáo dục phù hợp mới có thể tạo nên một môi trường cho trẻ phát triển hoàn thiện tốt nhất.

Trong quá trình dạy bảo phát triển của trẻ thơ; môi trường giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng nhất. Một đứa trẻ sinh ra được nuôi nấng trong một gia đình thì người mẹ hay người cha đều sẽ là những “người thầy” đầu tiên trong cuộc đời con. Qua đó, trẻ sẽ hình thành thói quen, nếp nghĩ và tính cách theo sự dạy dỗ của cha mẹ. Hãy cùng thitruongthegioi tìm hiểu cách nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ qua bài viết sau đây nhé:

Đọc sách giúp trẻ thơ phát triển thế giới quan

Thông qua việc khuyến khích trẻ đọc sách và cùng đọc sách với trẻ; cha mẹ sẽ góp phần dạy trẻ tự phân biệt những điều tốt; xấu trong cuộc sống qua từng mẫu truyện. Thế giới quan của trẻ được mở rộng; những thông tin trẻ tiếp nhận được sẽ thẩm thấu vào trí não trẻ một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.

Để việc đọc sách trở nên hiệu quả; thì vấn đề chọn nội dung và phương pháp đọc phù hợp cũng không kém phần quan trọng. Cũng như người lớn, chỉ những cuốn sách có nội dung hay, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi mới dễ khiến các bé có ấn tượng và ham thích khi đọc. Vì thế, các bậc cha mẹ nên lựa chọn những cuốn sách có nội dung hợp với tâm lý và lứa tuổi của con em mình

Thêm vào đó, với đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ yêu thích âm thanh màu sắc sặc sỡ, cha mẹ cũng nên khéo léo trong việc chọn những cuốn sách không những có nội dung hay mà còn có nhiều hình ảnh minh họa, màu sắc phong phú và những âm thanh vui nhộn. Cùng đọc và trò truyện với trẻ những nội dung xoay quanh cuốn sách đó còn giúp cha mẹ tìm thấy “tiếng nói chung” với trẻ. Xây dựng thói quen cho trẻ phải thật tự nhiên không ngượng ép, hãy để cho trẻ cảm thấy vui và thoải mái khi được đọc sách.

Đọc sách để phát triển thế giới quan

Cảm nhận từ âm nhạc

Âm nhạc có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, trí não, tâm trạng và tinh thần. Với trẻ em, âm nhạc càng đặc biệt quan trọng bởi trẻ đang trong thời kỳ phát triển và cần được hấp thu những giá trị đẹp từ âm nhạc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ có cảm thụ âm nhạc tốt thường có xu hướng thông minh hơn những trẻ không có hứng thú hoặc thậm chí là ghét nghe nhạc.

Cha mẹ nên sắp xếp thời gian để trẻ có thể nghe nhạc ít nhất một lần mỗi ngày. Có ý kiến cho rằng, treo bộ loa ở gần quạt trần; như thế các nốt nhạc sẽ từ từ truyền đến tai con thật nhẹ nhàng và tự nhiên. Những giai điệu chậm thường thích hợp nhất cho lúc trẻ ngủ; và giai điệu nhanh cho lúc trẻ chơi đùa. Ngoài ra, đối với những trẻ thể hiện năng khiếu âm nhạc từ nhỏ; cha mẹ nên cho theo học một loại nhạc cụ nhằm phát huy hết tiềm năng của bé.

Tìm hiểu qua thế giới xung quanh

Trẻ cảm nhận thế giới xung quanh qua những trải nghiệm và quan sát của chúng. Khi nhìn thấy một hình ảnh đẹp, một con vật ngộ nghĩnh; trẻ sẽ phản ứng rất nhanh do đặc tính não trẻ tiếp thu thông tin rất mạnh vào khoảng thời gian này. Hàng tuần, cha mẹ nên dẫn trẻ đi dã ngoại; vui chơi ngoài trời ở những địa điểm có phong cảnh đẹp; không khí trong lành để giúp trẻ cảm nhận được những nét đẹp giản dị từ cuộc sống.

Tìm hiểu qua thế giới xung quanh

Cùng trẻ thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên; cảnh vật, phân tích cho trẻ nghe những quy luật của tự nhiên; sẽ giúp trẻ không những học hỏi được kiến thức mới về cuộc sống; mà còn cảm nhận được rõ nét hơn những giá trị cái đẹp vô tận từ thiên nhiên, con người, cảnh vật xung quanh.

Tạo cho trẻ thơ thói quen tự lập

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang mở cửa hội nhập với bè bạn năm châu; kinh tế xã hội phát triển, nếp sống văn hóa gia đình cũng có nhiều thay đổi. Muốn có một gia đình hạnh phúc khởi nguồn từ những đứa con ngoan; thì những người làm cha, làm mẹ ngoài việc chăm bẵm; lo toan cho mỗi đứa trẻ; chúng ta cần tạo cho trẻ thói quen tự lập, tạo môi trường cho trẻ giao lưu học hỏi để chúng tự tin trong cuộc sống. Cha mẹ nên đi cạnh con làm người theo dõi; uốn nắn các hoạt động của con trẻ; không nên áp đặt bắt chúng phải theo ý mình.

Trong những điều kiện có thể, hãy để các con được tham gia câu chuyện gia đình. Được đề đạt ý kiến, nhất là những vấn đề liên quan đến chúng. Hãy làm bạn với con, khoảng cách cha mẹ và con cái sẽ được kéo lại gần hơn. Sự thấu hiểu và chia sẻ vì thế cũng sẽ tốt hơn rất nhiều. Và điều quan trọng nhất để dạy con ngoan, thành đạt; thì ông bà, cha mẹ hãy luôn là tấm gương về đạo đức và lối sống đẹp để con cháu học tập noi theo.

Việc giáo dục trẻ cần sự kiên nhẫn và tinh tế. Cha mẹ hãy dành thời gian để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ; qua những thói quen hằng ngày trong cuộc sống. Hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc nằm ngay trong mái ấm gia đình mỗi chúng ta. Hạnh phúc khởi nguồn từ những đứa con thân yêu. Bởi vậy mỗi bậc làm cha làm mẹ; cần lựa chọn phương pháp dạy con phù hợp để có được niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn.

Nguồn: meyeucon360.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *