Măng vàng - mối nguy khi đậy nắp lúc chế biến
Ẩm Thực Mẹo hay nhà bếp

Măng vàng – mối nguy khi đậy nắp lúc chế biến

4 phút, 56 giây để đọc.

Măng vàng là món ăn đặc biệt quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết ăn măng sao cho đúng cách. Nhiều người nội trợ khi chế biến món này thường có thói quen đậy nắp vung cho măng nhanh chín; nhưng theo các chuyên thì đây là thói quen mang lại nguy cơ tiềm ẩn sự có hại đối với sức khỏe. Bởi vì các chất độc trong măng khi nấu chín trong nồi đậy nắp sẽ bị tích tụ trên nắp và không thể thoát ra bên ngoài được. thitruongthegioi rất vui khi cung cấp thông tin cho bạn về chủ đề này.

Giới thiệu

Đây là thói quen nấu ăn của nhiều bà nội trợ. Các chuyên gia ẩm thực cho rằng khi nấu măng không nên đậy vung. Việc làm này có thể tiềm ẩn những nguy hại nhất định đối với sức khỏe. Nguyên nhân là do chất độc trong măng khi được nấu trong nồi đậy kín vung; sẽ tích tụ lại không thể phát tán theo hơi nước. Để đảm bảo an toàn, các bà nội trợ cần rửa măng thật nhiều lần trước khi nấu. Sau đó, cho măng vào nồi luộc kỹ qua 3 lần nước sôi; rồi mới được ăn hoặc chế biến các món ăn khác. Khi luộc nên mở vung nồi để các chất độc bay hơi.

Để đảm bảo an toàn, các bà nội trợ cần rửa măng bằng nước muối thật nhiều lần; kết hợp với đó là luộc măng kỹ qua 3 lần nước sôi rồi mới ăn và đặc biệt khi luộc phải mở vung tránh lưu trữ độc tố còn trong măng; giúp món ăn thêm ngon và đảm bảo dinh dưỡng hơn. Ngoài thói quen này, bạn cũng nên từ bỏ một số cách sử dụng măng sai lầm sau đây:

Độc tố trong măng vàng gây hại đến sức khỏe

Độc tố trong măng vàng gây hại đến sức khỏe
Tham khảo thông tin từ báo Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (cán bộ Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Về bản chất trong măng tươi có hàm lượng HCN (acid cyanhydric) cao; chất này gây hại cho cơ thể. HCN gây ra nhiễm độc cấp tính chứ không gây ra nhiễm độc trường diễn; tức là nó phản ứng độc tố sau khi ăn vài giờ, có khi vài chục phút; tuy nhiên nếu ăn số lượng rất nhỏ hàm lượng HCN trong măng thì cơ thể sẽ tự đào thải ra ngoài”.

Trẻ em, người già yếu dễ nhạy cảm với độc tính của nó. Trong 100g măng tươi chưa luộc có 32-38mg HCN. Ở măng tươi đã luộc kỹ, lượng chất này còn 2,7mg. Đối với măng tươi ngâm chua là 2,2 mg, ở nước luộc măng là 10mg.

Với liều 50-60 mg (tức vào khoảng 200g măng tươi chưa luộc), HCN sẽ gây chết người; bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở…. Ngoài ra cũng cần lưu ý không ăn măng bị mốc vì sinh ra độc tố rất nguy hiểm. PGS Thịnh cũng lưu ý trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Đây là chất rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Vì thế các bà nội trợ cần phải biết cách loại bỏ độc tố có trong măng khi chế biến thành các món ăn trong gia đình mình.

Ăn măng vàng ngâm giấm chưa đủ thời gian

Chắc hẳn nhiều người chưa biết trong mỗi kg măng củ có chứa khoảng 230 mg cyanide chất độc hại; đủ gây ra tử vong cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Tuy nhiên, nếu đun sôi khoảng 12h thì hàm lượng cyanide sẽ bốc hơi một phần chỉ khoảng 160 mg/ kg và nếu luộc; ngâm nước lâu cho tới khi măng ngả màu vàng và mùi chua thì lượng cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg/ kg.

Mặc dù vậy, một số người có thói quen ăn măng ngâm giấm ngay cả khi chúng chưa đủ thời gian; măng còn chưa ngả màu vàng và có mùi chua đã mang ra ăn. Như vậy, nguy cơ ngộ độc chất Cyanide sẽ cao hơn rất nhiều. Trong trường hợp bạn sử dụng măng khô hay măng đã sấy; thì nên chần qua măng lại nước nóng hoặc luộc qua để đảm bảo an toàn.

Không nấu kỹ măng

Cũng tương tự như việc ngâm dấm măng; khi chế biến măng, để tránh ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên ngâm và luộc măng nhiều lần; thay nước sau mỗi lần luộc, khi nước sôi nhớ mở vung. Công đoạn sơ chế măng này rất quan trọng để giúp thải hết độc trong măng, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người ăn.

Những người không nên ăn măng vàng

Những người không nên ăn măng vàng

Phụ nữ mang thai

Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu không nên ăn nhiều măng đặc biệt là trong thời gian đầu mang thai. Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu của thai kỳ; cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiều sự thay đổi và ốm nghén nên mẹ bầu thường không ăn được nhiều. Trong khi đó, măng nhiều chất xơ. Ăn nhiều măng sẽ làm đầy hơi, no lâu không tốt cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, việc chế biến măng không cẩn thận có thể gây ra ngộ độc.

Người bị bệnh dạ dày

Người bị đau dạ dày hoặc đang uống thuốc chữa dạ dày không nên ăn măng; bởi hàm lượng acid cyanhydric trong măng gây hại cho dạ dày, làm bệnh thêm nặng.

Nguồn: cuasotinhyeu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *