Dây thần kinh số 7 là dây thuộc hệ vận động, chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có nghĩa là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay không hoàn toàn các cơ của nửa vùng mặt do bị tổn thương dây thần kinh mặt gây ra. Những triệu chứng này trái ngược hoàn toàn với liệt mặt trung ương là vì đó là những tổn thương liên quan đến não. thitruongthegioi rất vui khi cung cấp cho bạn thông tin về chủ đề này nhé. Những thông tin dưới đây sẽ thực sự giúp ích cho bạn về những kiến thức chưa từng biết tới.
Dây thần kinh số 7 là gì?
Dây thần kinh số 7 gọi là thần kinh mặt là một dây hỗn hợp có nhiều chức năng về vận động, cảm giác, vị giác. Các sợi vận động, xuất phát từ hai nhóm nhân thần kinh mặt đi đến vận động các cơ bám da mặt và cổ. Cử động các cơ này biểu lộ trạng thái cảm xúc; như: vui buồn, tức giận…và một số động tác khác. Do đặc điểm giải phẫu – chức năng viêm dây thần kinh số 7 có 2 kiểu: trung ương và ngoại biên. Liệt thần kinh mặt ngoại biên thì nửa mặt cùng bên bị liệt hoàn toàn. Ngoài ra khi liệt dây thần kinh số 7 sẽ ảnh hưởng đến bài tiết tuyến lệ; tuyến nhầy niêm mạc mũi, miệng, hầu và các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, cảm giác, vị giác 2/3 trước lưỡi.
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh số 7
– Do dây thần kinh bị nhiễm lạnh đột ngột: Đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá; vốn dĩ đã bị lạnh (do không có cơ che phủ dây thần kinh), do đó khi gặp gió lạnh đột ngột; không khí lạnh buốt từ bên ngoài khiến cho nó bị nhiễm lạnh đột ngột; mạch máu bị co thắt lại; dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh sẽ bị phù lên; bị chèn ép và dẫn đến liệt.
– Do nhiễm virus cảm cúm: Khi nhiễm độc tố của virus cảm cúm ảnh hưởng đến dẫn truyền của dây thần kinh số 7; dễ dẫn đến bị sưng phù và bị liệt.
– Do bị Zona hạch gối: Khi bị Zona hạch gối dẫn đến tổn thương Zona dạng mụn nước vùng tai; gây liệt mặt ngoại vi, giảm cảm giác cơ mặt, mất vị giác 2/3 trước lưỡi, tê lưỡi, ù tai, nghe kém…
– Do bị chấn thương, phẫu thuật vùng tai, viêm tai, khối u trong xương đá; u tuyến mang tai, vùng hàm mặt rất dễ dẫn đến bị liệt dây thần kinh số 7, gây khô mắt, mắt nhắm không kín hoặc chảy nước mắt, ù tai nghe vang đau nhức đầu, giảm tiết nước bọt hoặc chảy nước dãi.
– Do bị các bệnh ở nền sọ, vòm họng như: u vòm họng, u dây thần kinh số 7. Tụ máu nền sọ, dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt.
– Do mắc các bệnh lý về mạch máu như: Viêm quanh động mạch, đái tháo đường… gây liệt dây thần kinh số 7…
Phương pháp chữa liệt dây thần kinh số 7
Các phương pháp chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng châm cứu đã được nghiên cứu nhiều; ở cả trong nước và ngoài nước; như: ôn châm, điện châm, thủy châm kết quả thu được rất khả quan. Hiệu quả của châm cứu trong điều trị liệt, viêm dây thần kinh số 7 ngoại biên; đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu; gần đây tỉ lệ khỏi bệnh khoảng 90% . Châm cứu chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh; điều trị bằng phương pháp điện châm; đem lại hiệu quả rất tốt, nếu điều trị kịp thời đúng phương pháp bệnh sẽ khỏi trong vòng 20-25 ngày.
Liệt dây thần kinh số VII có nguy hiểm không?
Bệnh liệt dây thần kinh số VII có thể gây ra các di chứng nặng nề khác nhau như:
Các biến chứng mắt: viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí. Các biến chứng này có thể phòng tránh bằng nhỏ mắt bảo vệ, đeo kính; khâu sụn mí hoàn toàn hay một phần.
Đồng vận: biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ như mép bị kéo khi nhắm mắt. Thất bại trong điều trị, phục hồi chức năng có thể giảm bớt khó chịu này.
Co thắt nửa mặt sau liệt mặt: biến chứng này gặp ở các thể nặng do tổn thương dây thần kinh với phân bố lại thần kinh một phần.
Hội chứng nước mắt cá sấu: hiếm gặp, biểu hiện chảy nước mắt khi ăn.
Điều trị liệt dây thần kinh số VII như thế nào?
Với tình trạng liệt dây thần kinh số VII, các bác sĩ điều trị sẽ điều trị nội khoa; kết hợp ngoại khoa để mang lại hiệu quả nhanh chóng và toàn diện cho bệnh nhân.
Liệt VII ngoại biên: Trước tiên là chỉ định điều trị nội khoa; người bệnh liệt dây thần kinh số VII; sẽ được sử dụng corticoid sớm, liều cao (1mg prednisolon /kg); sau khi đã loại trừ các chống chỉ định (đái tháo đường, lao, loét dạ dày- tá tràng, rối loạn tâm thần…)
Ngoài ra có thể dùng các thuốc chống virus đặc biệt; cho những trường hợp có bệnh cảnh nhiễm virus hay đau vùng sau tai; rối loạn cảm giác vùng mặt. Các phương pháp điều trị ngoại khoa như vật lý trị liệu; châm cứu cùng với các bài tập cơ mặt sẽ mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh.
Liệt VII trung ương: cần xác định nguyên nhân gây ra tổn thương trung ương là do đâu: u, nhồi máu hay xuất huyết vùng thân não; (chỗ xuất phát nhân dây thần kinh) …để có hướng điều trị đúng.
Nguồn: yduoctuetinh.net