Ngày nay đầu tư chứng khoán một cách thông minh nhất; là xu hướng sẽ được nhiều nhà đầu tư chọn lựa và để thành công. Nhưng nếu muốn là nhà đầu tư thành công thì bạn cần những kinh nghiệm gì? Trên thị trường chứng khoán; không chỉ có những kiến thức về học thuật là quan trọng mà kinh nghiệm thực tế; cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng không thể thiếu. Những nhà đầu tư từng trải, có kinh nghiệm lâu năm sẽ có cách đối phó một cách hiệu quả hơn trước những biến động phức tạp của thị trường; mà những nhà đầu tư khác mới đầu tham gia khó có thể xử lý được. Cùng thitruongthegioi tìm hiểu về nội dung dưới đây nhé.
Kinh nghiệm tổng hợp
Dưới đây là những kinh nghiệm được tổng hợp; từ những nhà đầu tư lâu năm trên thị trường. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình tham gia đầu tư chứng khoán.
Khi thị trường trải qua chuỗi giảm điểm kéo dài (có thể vài tháng); cổ phiếu vẫn tiếp tục bào mòn tài khoản nhưng mức độ giảm dần đều đặn theo ngày. Thanh khoản cũng thấp dần, phiên sau thấp hơn phiên trước; thì nhiều khả năng thị trường đang tạo đáy dài hạn.
Với trường hợp giảm sâu bởi những thông tin tiêu cực, bất ngờ; mang tính chất ngắn hạn thì thị trường sẽ có vài ba phiên giảm mạnh với hàng loạt cổ phiếu giảm sàn. Chỉ đến khi nào thị trường xảy ra phiên W/O (Wash out) hay còn có nghĩa; là phiên rũ bỏ thì khi đó đáy ngắn hạn mới được hình thành và nhà đầu tư có thể tham gia một phần.
Đặc điểm phiên giao dịch này là sự hoảng loạn được tiếp diễn vào đầu phiên. Tuy vậy, lực cầu bắt đáy tăng vọt giúp nhiều cổ phiếu phục hồi và tăng điểm trở lại về cuối phiên. Thanh khoản phiên giao dịch này cũng ở mức cao so với trung bình 10 phiên gần nhất.
Kinh nghiệm khi thị trường tăng điểm
Khi thị trường tăng điểm nhờ các mã trụ hay phần nhiều nhờ nhóm Vn30; trong khi hầu hết các mã còn lại của thị trường đều giảm thì nhiều khả năng bong bóng có thể vỡ bất kỳ lúc nào. Những nhà đầu tư chỉ quan tâm tới Index rất dễ sập bẫy thị trường trong giai đoạn này.
Khi những tin xấu bất ngờ xảy đến như sự kiện Biển Đông (2014) hay Bầu Kiên (2012)…; thì việc đầu tiên nhà đầu tư nên làm là phải giảm tối đa tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu; và không nên vội vã bắt đáy bởi thông thường thị trường sẽ mất rất nhiều thời gian để ổn định trở lại.
Kinh nghiệm nhà đầu tư nhỏ lẻ
Nhà đầu tư nhỏ lẻ thường thất thế về mặt thông tin; tuy vậy họ có lợi thế so với nhà đầu tư tổ chức là có thể mua; bán cổ phiếu lúc nào cũng được. Do đó, nếu tận dụng ưu thế này để giao dịch theo các tổ chức hay còn gọi là “theo dấu chân của người khổng lồ”; thì các nhà đầu tư sẽ hạn chế rủi ro trong quá trình đầu tư. Để nhận biết hành động của các “tay chơi lớn”; nhà đầu tư có thể dựa vào khối lượng giao dịch cũng như biến động của giá cổ phiếu.
Mua khi cổ phiếu bứt ra khỏi một nền tảng tích lũy (hay còn gọi là Break out); là phương pháp nhiều nhà đầu tư áp dụng. Đặc điểm phiên giao dịch này là khối lượng tăng vọt so với những phiên trước đó. Giá cổ phiếu cũng tăng mạnh, vượt lên trên nền tảng tích lũy đi ngang trước đó. Phiên giao dịch này cho thấy sự đồng thuận của nhiều thành phần trên thị trường và do đó; rủi ro khi mua vào trong phiên giao dịch này sẽ giảm đáng kể.
Kinh nghiệm về phân phối đỉnh
Phân phối đỉnh là hiện tượng thị trường giảm mạnh với thanh khoản rất lớn; sau một chuỗi tăng điểm kéo dài. Đặc điểm phiên giao dịch này là hầu hết cổ phiếu đều giảm sâu; thậm chí giảm sàn; đầu phiên giao dịch có thể tăng điểm nhưng cuối phiên sẽ giảm mạnh. Khi gặp phiên giao dịch này, nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu ngay lập tức; thay vì dự báo những kịch bản diễn ra sau đó.
Không nên thần thánh hóa phân tích cơ bản (F.A) hay phân tích kỹ thuật (T.A); bởi vì mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định.
Trong khi F.A giúp nhà đầu tư xác định giá trị doanh nghiệp; tìm ra cổ phiếu tốt để đầu tư. Tuy vậy, nếu chọn sai thời điểm giao dịch thì khả năng thua lỗ sẽ rất cao. Còn với T.A, phương pháp này giúp nhà đầu tư lựa chọn thời điểm tốt để mua cổ phiếu. Nhưng nếu chỉ đơn thuần sử dụng T.A thì nhà đầu tư sẽ dễ dàng mắc phải những “bẫy kỹ thuật” do nhà tạo lập giăng ra.
Kinh nghiệm về thị trường
Trong bóng đá có câu: “Tấn công nhiều không ghi được bàn ắt sẽ bị thủng lưới” và điều này cũng khá tương đồng với những gì diễn ra trên TTCK. Trên thực tế, khi thị trường giao dịch giằng co liên tục quanh vùng kháng cự mà vẫn không thể bứt phá thì nhiều khả năng sự đảo chiều giảm điểm sẽ sớm diễn ra.
Không nên mất quá nhiều thời gian vào việc theo dõi bảng giá; nếu bạn coi chứng khoán là một nghề tay trái hay một kênh đầu tư phụ; bởi nó sẽ khiến bạn xao lãng những công việc thường ngày. Theo kinh nghiệm, những mốc thời gian đáng chú ý nhất trong phiên giao dịch; thường từ 11h- 11h30 sáng; sau 14h đến hết phiên ATC.
Tuy vậy, nếu là một nhà đầu tư chuyên nghiệp; thì thông thường họ sẽ dành hầu hết thời gian cho việc theo dõi diễn biến bảng điện; thu thập tin tức thị trường. Vì chỉ như vậy, những nhà đầu tư chuyên nghiệp mới có thể cảm nhận rõ; từng nhịp đập thị trường và đưa ra những hành động kịp thời, chính xác.
Những bài học
Thành công nhỏ tôi có được tới ngày hôm nay phần nào nhờ chịu khó tự mình trau dồi kiến thức. Nhưng những thứ tôi có được như tiền bạc, nhà, xe, chức vụ không quý bằng kiến thức và kinh nghiệm tôi đang có
Thị trường vận hành theo quy luật giá trị. Khi nào vượt quá giá trị nó sẽ xuống và khi nào dưới giá trị nó sẽ lại bật lên (giống như quả bóng và mặt nước). Quy luật cung cầu là rất quan trọng nhưng nó chỉ là quy luật ngắn hạn; tạo ra các biến động ngắn hạn và nên dùng PTKT để ứng xử với nó
Chỉ các cổ phiếu cơ bản mới sản sinh ra dòng tiền dương cho thị trường và xứng đáng để lên giá về dài hạn. Nhóm này cũng sẽ giúp Index về dài hạn là mãi mãi tăng. Trong khi đó nhóm cổ phiếu nhỏ và đầu cơ bản chất không sản sinh ra dòng tiền cho thị trường mà chỉ làm hao mòn dòng tiền bởi chi phí giao dịch, tăng vốn, kinh doanh thua lỗ, hủy niêm yết v.v…
Kết luận
Mỗi khi mọi người bi quan ở vùng giảm giá sâu, tôi thường làm ngược lại đám đông là suy nghĩ lạc quan và đi tìm các lý do để làm căn cứ cho sự lạc quan đó với tâm thế sẵn sang để Mua bởi lúc ấy phần lớn người bi quan là người thua lỗ. Họ không nhận ra ở phía ngược lại luôn có những người chiến thắng đã bán trước đó và đang sẵn sang mua khi hoảng loạn thoái trào bởi họ biết mọi thứ đang xuống sâu quá giá trị thực của nó.
Ngược lại, mỗi khi đám đông hưng phấn tôi lại đi tìm những lý do xấu sâu xa nào đó để kìm mình lại và sẵn sàng vị thế Bán với suy nghĩ đơn giản “Sau đợt sóng tăng mạnh nào cũng là một đợt sóng giảm mà thôi” và khi nào mọi thứ vượt quá giá trị tôi sẽ bán dần cho tới khi nó gãy sóng.
Nguồn: yuanta.com.vn