lẩu Cua đồng
Ẩm Thực Thực đơn hàng ngày

Gợi ý cách nấu lẩu cua đồng chuẩn vị cho bữa tối cuối tuần nhà bạn

6 phút, 24 giây để đọc.

Thời tiết mùa hè nóng nực hay thời tiết se lạnh mà có một nồi lẩu cua đồng ăn cùng với cơm thì thật là tuyệt vời. Cua không chỉ chứa nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khỏe mà còn làm cho bữa cơm của các bạn thêm ngon miệng. Nếu các bạn chưa biết nấu món gì cho gia đình tối nay thì đừng chần chừ giừ nữa, hay ra chợ mua ngay nguyên liệu và nấu món lẩu cua đồng ngay thôi. Thitruongthegioi sẽ gửi tới các bạn cách nấu món lẩu cua đồng chuẩn vị trong bài viết này nhé.

Không còn phải băn khoăn “tối nay ăn gì” nữa

Những ngày thời tiết se lạnh, được quây quần bên mâm cơm gia đình, thưởng thức một nồi lẩu cua đồng thơm phức thì thật tuyệt vời. Lẩu cua đồng là một trong những món ăn ngon nổi tiếng của vùng Tây Nam Bộ. Món ăn này được nhiều ưa thích bởi hương vị đặc trưng như vị thơm ngon, thanh mát, đậm đà từ cua đồng; vị chua nhẹ của cà chua… Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm thịt bò hoặc hải sản để ăn kèm, tùy theo khẩu vị của gia đình để tùy biến các loại nguyên liệu khác nhau.

Không còn phải băn khoăn "tối nay ăn gì" nữa

Chắc chắn chị em nội trợ sẽ không phải lo lắng “tối nay ăn gì” với món lẩu cua đồng trong ngày cuối tuần se lạnh này.

Hướng dẫn nấu mâm cơm gia đình đơn giản mỗi ngày

Chuẩn bị nguyên liệu

– 500 gram cua đồng

– 500 gram thịt ba chỉ bò Mỹ

– 1 kg bún lá

–  Cà chua: 4 quả

– Sả: 2 cây

– Đậu phụ non: 4 bìa

– Bắp chuối,  rau muống, mướp, rau mùng tơi, giá đỗ, rau ngót, rau thơm

– Hành khô

– Gia vị: muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, giấm gạo, mắm tôm

Hướng dẫn cách nấu món lẩu cua đồng

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Cua đồng mua về rửa sạch nhiều lần để loại bỏ bùn đất. Sau đó, bạn dùng tay tách riêng phần gộp trên, gỡ phần gạch cua để riêng. Tiếp theo, bạn bỏ yếm và miệng cua, thân và thịt cua đem ngâm trong nước muối pha loãng. Sau đó, đem thịt cua rửa lại lần nữa cho sạch và để ráo. Phần thịt cua đem giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn.

Lưu ý: Khi xay cua hoặc giã cua nên cho vào một ít muối sẽ giúp thịt cua kết tủa tốt hơn.

Sau khi cua đã xay nhuyễn, bạn thêm khoảng 1,5 – 2 lít nước sạch. Dùng tay bóp đều để phần nước cốt còn lại trong thịt cua ra nước. Bạn dùng rây nhỏ lọc bỏ phần bã. Nên lặp lại thao tác lọc này vài lần đến khi loại bỏ được hết bã cua thì dừng. Phần nước cua sau khi lọc xong, bạn giữ lại để nấu riêu cua và làm nước dùng. Ngoài ra, bạn có thể mua cua xay sẵn ngoài chợ về để chế biến nhưng nếu có thời gian, hãy mua cua sống về tự làm sẽ đảm bảo vệ sinh hơn.

Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi đem băm nhuyễn. Cà chua rửa sạch, để ráo rồi thái múi vừa ăn. Sả cây bóc bỏ vỏ ngoài, rửa sạch và đập dập. Rửa sạch và để ráo các loại rau, giá sống ăn kèm. Đậu phụ mua về rửa sạch, cắt miếng vừa ăn và để ráo. Thịt ba chỉ bò Mỹ rửa sạch, bày ra đĩa.

Chuẩn bị nguyên liệu

Bước 2: Chuẩn bị và chiên đậu phụ

Đậu phụ khi đã sơ chế, bạn cho vào chảo dầu sôi và chiên. Lưu ý, trong quá trình chiên đậu, bạn nên để lửa, nhiệt độ nhỏ để đậu có thể chín vàng đều hai mặt và có màu sắc đẹp mắt. Đậu phụ nên cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, không nên chiên quá kĩ nếu không sẽ làm cho đậu phụ bị khô và không đảm bảo dinh dưỡng nữa. Sau khi đã hoàn thành, cho đậu ra đĩa và thấm bớt dầu.

Bước 3: Làm nước lẩu

Bạn bắc chảo lên bếp, cho dàu ăn vào đun sôi. Tiếp theo, cho hành băm vào phi thơm, trút hết phần cà chua thái múi vào đảo đều tay, thêm một chút hạt nêm. Tiếp tục đảo đều để phần cà chua được ngấm gia vị và cho ra màu sắc đẹp mắt.

Khi cà chua vừa mới sôi trở lại, bạn tắt bếp và trút ra tô. Tiếp tục là cho phần gạch cua vào chảo xào sơ, rồi tắt bếp rồi cho ra bát.

Sau đó, bạn bắc nồi nước cua đã lọc lên bếp và nêm nếm với gia vị cho vừa miệng, khuấy đều và đun sôi với lửa vừa. Khi thấy phần riêu cua trong nồi đã nổi lên, bạn sẽ vớt phần riêu cua này ra để riêng.

Bước 4: Nấu lẩu cua đồng

Nấu lẩu cua đồng

Sau khi vớt hết riêu cua ra bát, bạn cho sả đập dập, cà chua đã xào và nêm thêm gia vị cho phù hợp. Đừng quên thêm một chút dấm. Sau đó, thêm phần gạch cua vào nấu cùng. Với gạch cua sẽ giúp cho nồi lẩu cua đồng có vị thơm cùng màu sắc tự nhiên đẹp mắt.

Bạn nên cho đậu phụ vào nấu cùng để nước lẩu được thấm vào trong từng miếng đậu khi ăn sẽ ngon miệng hơn. Lẩu cua đồng khi được ăn cùng bún tươi, rau sống và chấm mắm tôm là hợp lý nhất.

Sau khi hoàn thiện các công đoạn trên, bạn bày biện các nguyên liệu đã chế biến lên bàn cho đẹp mắt và thưởng thức. Chỉ với vài bước không quá khó bạn đã có ngay nồi lẩu riêu cua cho ngày cuối tuần se lạnh. Đừng quên “lôi kéo” các thành viên trong gia đình cùng thực hiện món ăn này. Chắc chắn bữa tối cuối tuần của gia đình bạn sẽ gắn kết hơn. “Tối nay ăn gì” sẽ không còn khiến chị em phải lo lắng nữa phải không nào?

Giá trị dinh dưỡng trong Cua đồng

Cua đồng không chỉ là thực phẩm dân dã quen thuộc đối với người Việt Nam chúng ta mà còn là một vị thuốc tốt. Canh cua đồng là món giải nhiệt trong mùa hè, kích thích ăn uống và dễ tiêu hóa thức ăn. Y học cổ truyền dùng cua đồng chữa ứ huyết khi bị chấn thương bầm dập. Y học hiện đại xác nhận trong cua đồng có nhiều calci phosphat. Nên rất tốt cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương.

Giá trị dinh dưỡng trong Cua đồng

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: Trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…

Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết. Gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine). Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc được nhân dân ta dùng từ lâu đời với tên điền giải. Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.

Nguồn: vietnammoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *