Chàm sữa và những mẹo cần biết cho mẹ
Gia Đình Mẹo Vặt Gia Đình

Chàm sữa và những mẹo cần biết cho mẹ

6 phút, 10 giây để đọc.

Làm mẹ là một điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời của một người phụ nữ; nhưng chắc hẳn ai cũng bỡ ngỡ khi lần đầu làm mẹ phải không nào. Việc chăm sóc trẻ nhỏ là một điều cực kì khó khăn và đòi hỏi tính kiên nhẫn của một người làm mẹ. Khi con bị những bệnh thường gặp mẹ phải xử lý như thế nào. Chàm sữa chính là một trong những căn bệnh ngoài da thường gặp nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các mẹ hãy cùng thitruongthegioi tìm hiểu về căn bệnh này và những cách điều trị qua bài viết sau đây nhé:

Bệnh chàm sữa là gì

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, đây là một thể bệnh thuộc viêm da cơ địa. Căn bệnh ngoài da này với các triệu chứng đặc trưng như nổi mẩn đỏ, trên bề mặt da xuất hiện các mụn nước mọc thành đám. Mụn nước có xu hướng tự vỡ gây tiết dịch, đóng vảy và cuối cùng là bong tróc vảy.

Chàm sữa phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Theo số liệu thống kê, chàm sữa ảnh hưởng đến 20% trẻ em. Nghĩa là cứ 100 trẻ được sinh ra thì có 20 bé bị bệnh. Trong số đó có đến 60% số trẻ mắc chàm sẽ phát triển trước 1 tuổi. Điều này cho thấy rằng chàm sữa xuất hiện rất sớm.Không giống với các thể chàm khác, chàm sữa khởi phát sớm. Những biểu hiện đầu tiên của căn bệnh này có thể xuất hiện ở trẻ từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi. Đặc biệt nhiều ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Tuy khởi phát sớm xong bệnh có xu hướng thuyên giảm khi trẻ lớn lên. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ hơn 2 tuổi vì lúc này hệ thống miễn dịch của con đã dần hoàn thiện. Nếu sau 4 tuổi, các triệu chứng của bệnh chàm vẫn không thuyên giảm, khả năng cao sẽ chuyển thành chàm thể tạng và đeo đẳng con suốt đời.

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, đây là một thể bệnh thuộc viêm da cơ địa.

Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa

Hiện nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh này ở trẻ, thế nhưng theo ghi nhận được có một số nguyên nhân sau đây. Trẻ sơ sinh có cơ địa bị dị ứng. Cha mẹ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, nổi mề đay, dị ứng da,… thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Bé mắc lác sữa có thể do ảnh hưởng tử thức ăn của mẹ. Bởi khi trẻ bú mẹ sẽ chịu tác động trực tiếp của thức ăn. Nếu mẹ ăn nhiều hải sản, thức ăn giàu đạm mà cơ thể con không thể thích ứng sẽ khiến sữa mẹ gặp vấn đề và gây ra dị ứng.Tiếp đó, ảnh hưởng từ thời tiết, môi trường sống hay lông của chó mèo và đồ chơi của trẻ không vệ sinh cũng dẫn đến chàm sữa ở trẻ.

Vị trí xuất hiện chàm sữa

Ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, chàm sữa thường xuất hiện ở các vị trị như má, da đầu, nửa thân trên và tứ chi. Với trẻ lớn hơn và với người trưởng thành, chàm thường bùng phát ở tay và chân. Chàm sữa cũng có thể xuất hiện ở đầu gối và khuỷu tay. Chàm sữa gây ngứa ngáy, khó chịu, giảm chất lượng giấc ngủ, biếng ăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động hằng ngày của bé.

Dấu hiệu chàm sữa

Dấu hiệu ban đầu khi trẻ bị chàm sữa là xuất hiện những nốt mẩn đỏ, khi chạm vào da bé sẽ có cảm giác thô ráp và nổi những vảy nhỏ li ti. Nếu quan sát, mẹ sẽ thấy bé rất khó chịu, thường hay quơ tay lên mặt như muốn gãi ngứa hoặc chà đầu, mặt vào gối cho đỡ ngứa làm nhiều mụn nước vỡ ra. Khi mụn nước vỡ sẽ gây bết dính trên vùng chàm tạo thành một lớp hóa sừng bì cứng. Trường hợp này nếu không vệ sinh cẩn thận sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.

Sau khoảng 1 tuần da non tái tạo và bong dần khiến bé rất ngứa và khó chịu, thậm chí nếu nứt nẻ lớn có thể dẫn tới rỉ máu và nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời chính xác có thể để lại sẹo sâu trên da của bé. Bên cạnh đó, khi bị chàm sữa bé có thể cảm thấy khó chịu trong người, ngủ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc, kém ăn.

Điều trị chàm sữa

Ăn uống hợp lý

Mẹ nên tránh cho con sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ hải sản, trứng, đậu phộng, cà chua,…Ngoài ra, mẹ cũng nên duy trì cho con bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất, tốt nhất chỉ nên cho bé ăn đa dạng thức ăn từ 6 tháng trở lên.

Đối với trẻ đang bú sữa mẹ mà bị lác sữa; thì các mẹ cần kiêng dùng các thực phẩm sau nhằm hạn chế ảnh hưởng đến nguồn sữa dành cho bé: Thực phẩm có chất gây tanh: tôm, cua, cá hay tảo cũng không được ăn. Đây là loại thực phẩm dễ gây kích thích phản ứng hệ miễn dịch cao; được gọi là dị ứng. Khi mẹ sử dụng thực phẩm kể trên; chúng sẽ đi qua sữa mẹ và khi trẻ bú sẽ gây kích thích chuỗi dị ứng.

Mẹ nên tránh cho con sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ hải sản, trứng, đậu phộng, cà chua,

Thực phẩm có chất béo: thịt mỡ, thức ăn chiên rán có nhiều dầu,… Khi mẹ ăn nhiều thức ăn giàu chất béo có thể gây kích hoạt cơ địa; dị ứng khiến chàm sữa ở trẻ dễ phát sinh thêm nốt. Thực phẩm có chất cay và tê: ớt, chanh, tiêu. Có thể thấy đây là những loại gia vị kích thích tiêu hóa mạnh; thế nhưng chúng có thể gây ngứa và tiết nhiều mồ hôi khiến trẻ bị lác sữa sẽ thêm trầm trọng. Nếu mẹ ăn thức ăn có gia vị mạnh khiến sữa mẹ bị nóng và ảnh hưởng đến trẻ.

Sử dụng thuốc để điều trị

Khi nhận thấy những dấu hiệu chàm sữa; cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu; để khám chính xác nhất tình trạng bệnh; để có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp. Với mỗi mức độ của bệnh; bác sĩ sẽ có những loại thuốc đặc trị riêng cho trẻ. Bố mẹ tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ; hoặc dùng các loại lá dân gian để đắp lên da bé vì da con lúc này rất nhạy cảm.

Cách phòng tránh

Để phòng ngừa chàm sữa ở trẻ, mẹ nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên; tránh để bụi bẩn, lông vật nuôi bám vào quần áo cũng như đồ chơi của bé. Mẹ cũng nên hạn chế đồ ăn tanh như trứng, hải sản. các loại nội tạng, mỡ động vật và trứng vịt lộn để tránh gây dị ứng cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ.

Nguồn: hongngochospital.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *