Bánh đặc sản từng vùng miền không thể thiếu trong dịp tết
Ẩm Thực Đặc sản 3 miền

Bánh đặc sản từng vùng miền không thể thiếu trong dịp tết

6 phút, 23 giây để đọc.

Từ xa xưa đến nay, mỗi khi Tết đến xuân về; người người nhà nhà từ ngoài Bắc cho tới vào Nam đều sắm sửa và chuẩn bị cho gia đình mình không ít những món ngon, đặc biệt là các loại bánh đặc trưng cổ truyền cho nơi họ sống. Các loại bánh này không chỉ đẹp mắt, ngon miệng mà nó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Việt Nam có hàng trăm các loại loại bánh đặc sản khác nhau không thể thiếu trong ngày Tết. Với mỗi vùng miền sẽ có các loại bánh đặc trưng khác nhau. Nó không chỉ đẹp, ngon mà còn có mang nhiều ý nghĩa.

Hãy cùng thitruongthegioi tìm hiểu về ẩm thực Việt Nam nhé. Các món bánh truyền thống của đất nước Việt Nam xinh đẹp đem đến hương vị thơm ngon; hấp dẫn khó thể nào quên khi bạn thưởng thức qua dù chỉ một lần.

Bánh đặc sản ở khu vực miền Bắc

Bánh chưng đặc sản

Bánh chưng một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Bánh chưng là món bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết ở miền Bắc. Bánh chưng có hình vuông, bên trong là gạo nếp dẻo thơm, nhân đỗ xanh và thịt mỡ, được gói bằng lá dong màu xanh, tượng trưng cho mặt đất. Còn phần dây lạt buộc ngoài bánh còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong gia đình và của mỗi người dân Việt Nam.

Bánh đậu xanh rồng vàng

  Bánh đặc sản trong ngày Tết của miền Bắc

Bánh đậu xanh cũng là một trong những đặc sản của người miền Bắc, được bày trên đĩa bánh kẹo ngày Tết. Đây là loại bánh nổi tiếng của Hải Dương. Bánh được làm từ đậu xanh, có vị bùi, ngọt và thơm. Vào ngày Tết, bánh đậu xanh được đựng trong những chiếc hộp có hình thỏi vàng, in hình rồng bay. Nhiều người thường mua bánh đậu xanh đi tặng, biếu để gửi đến gia chủ lời chúc tài lộc vào năm mới.

Bánh xu xê

Bánh phu thê hay còn gọi su sê, xu xê là loại bánh đặc trưng trong ngày Tết có xuất xứ từ Bắc Ninh. Bánh được làm từ bột năng, đậu xanh và dừa sợi cho vị ngọt dịu, dẻo và thơm nhẹ. Bánh phu thê tượng trưng cho lòng son sắt và chung thuỷ của tình cảm lứa đôi nên thường được dùng trong các đám cưới hỏi hoặc lễ Tết.

Bánh đặc sản ở miền Trung

Bánh in làm từ bột nếp

Có những thức bánh làm nên không khí mùa lễ hội và bánh in là một trong những thức quà gợi nên không khí Tết. Chiếc bánh nhìn tuy giản đơn nhưng chất chứa trong đó sự tỉ mẩn; tài hoa và kỳ công của người chế biến. Bánh được in nhiều hình như rồng phượng, các loại chữ phúc, tài, lộc, thọ…; như một lời chúc năm mới phúc lộc, cát tường tới mọi người. Bánh in được làm từ bột nếp, bột năng, đường và đậu xanh. Xưa kia, đây là món bánh được làm dành riêng cho vua chúa, ngày nay bánh in là món bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình ở Huế.

Loại bánh ít lá gai

Bánh ít lá gai là đặc sản của Bình Định có dạng hình khối, có vị thơm ngon, dẻo bùi . Theo dân gian, bánh này xuất hiện từ thời vua Hùng. Nơi đây nổi tiếng trứ danh với món bánh nghe cái tên lạ lạ ” Bánh ít là gai” và hương vị làm say lòng người với bánh ít lá gai thật dẻo nhưng không dính răng, Ngoạm 1 một miếng, vị ngọt của đường, vì thơm của nếp, béo của dầu, vị bùi của đậu và đâu đó hương cây nồng của gừng trên đầu lưởi tạo một cảm giác khoái khẩu rất riêng.

Bánh tổ là gì?

Bánh tổ là món ăn truyền thống trong dịp Tết của người dân xứ Quảng nói riêng và người miền Trung nói chung. Là một phần không thể thiếu trong ẩm thực được nhắc đến nhiều đối với những người Quảng xa quê. Bánh tổ là sự kết hợp tuyệt vời giữa vị cay ấm của gừng; vị bùi của gạo nếp, thơm ngọt của đường đen. Dịp Tết Nguyên đán, người dân xứ Quảng nói riêng và người miền Trung nói chung sẽ ăn bánh tổ. Món này là sự kết hợp tuyệt vời giữa vị cay nồng nhưng ấm của gừng; vị bùi của gạo nếp và thơm ngọt của đường đen. Khi làm bánh, phần khuôn sẽ được lót bằng tre và ghim thật chặt để tránh tình trạng bung ra. Phần mặt bánh sẽ được rắc lớp mè thật thơm.

Bánh đặc sản ở miền Nam

Bánh đặc sản ngày Tết ở miền Nam

Miền Nam là thuộc vùng phía Nam Việt Nam gồm có 17 tỉnh từ Bình Phước xuống phía nam. Trong đó, có hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Mỗi vùng miền đều có nét văn hóa ẩm thực riêng với các món đặc sản đặc trưng. Nếu có cơ hội ghé thăm các tỉnh thành phía nam và chưa biết miền Nam có đặc sản _gì làm quà mang về thì hãy tham khảo danh sách đặc sản bánh kẹo miền Nam trong bài viết của PasGo để có thêm những gợi ý hay về các món đặc sản bánh kẹo miền Nam nhé.

Bánh dừa

Một cái tên được nhắc đến trong danh sách đặc sản miền nam được làm từ dừa; đó chính là bánh dừa nướng. Bánh dừa nướng được bày bán nhiều tại các điểm du lịch tại Sài Gòn nên bạn sẽ dễ dàng mua được. Hương vị ngọt ngào từ dừa được nướng lên lại càng đượm vị. Qua bàn tay khéo léo của người làm, bánh dừa nướng miền Nam không thể lẫn với bất cứ nơi nào; vô cùng thơm ngon và giòn tan trên đầu lưỡi.

Bánh chưng bánh tét

Bánh Tét có mặt trong mâm cơm ngày Tết ở cả miền Trung và miền Nam; nhưng hương vị thì khác hẳn nhau. Nguyên liệu làm bánh tét cũng tương tự như bánh chưng nhưng được gói thành hình trụ; với phần nhân được dàn đều bên trong, gợi liên tưởng đến hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con. Vì vậy, bánh tét giúp chúng ta gợi nhớ về công ơn sinh thành của cha mẹ.

Bánh chuối

Bánh chuối nướng cũng không thể nằm ngoài danh sách các món đặc sản bánh kẹo miền Nam. Được làm từ các nguyên liệu gồm chuối, bánh mì, nước cốt dừa, sữa tươi…; với bí quyết đặc biệt của người chế biến, bánh chuối nướng với vẻ ngoài vàng đượm, hương thơm quyến rũ từ các thành phần cùng với độ giòn của chuối khi được nướng lên tạo thành món ăn vặt làm quà rất phù hợp.

Bánh thuẫn là bánh như thế nào?

Bánh thuẫn được làm từ bột mì kết hợp cùng trứng gà, đường và vani; có hương vị béo thơm, màu vàng bắt mắt. Đây là loại bánh thường được dùng để tiếp khách trong những ngày Tết ở miền Nam. Bánh thuẫn được xem là món bánh truyền thống của người miền Nam trong dịp năm mới. Từng chiếc bánh thơm nức mũi, màu vàng ươm nở bung ra; như những cánh hoa luôn khiến người thưởng thức nhung nhớ.

Nguồn: danviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *